Tuesday 21 July 2009

KINH NGHIỆM NUÔI GÀ SAO


I/ Đặc điểm sinh học

Gà Sao còn gọi là gà trĩ có tên khoa học là Bambusicola, lớp Aves, bộ Gallfopmes, giống Numuidiae, loài Helmeted, thuộc loại gà rừng hiện có 3 dòng với ngoại hình đồng nhất thường sinh sống ở những khu rừng mưa nhiệt đới gió mùa nóng ẩm hiện có ở các nước đông nam châu Á và nam châu Phi. Riêng ở Việt Nam chúng sống rải rác ở nhiều nơi tập trung ở nhiều khu rừng Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

Gà Sao trên đầu có một sừng, hai tích to và bộ lông có màu xám đen cánh sẽ trên phiến lông có nhiều chấm trắng tròn nhỏ với những đường kẻ sọc chạy từ đầu đến đuôi có hình dáng rất đẹp cho nên người ta gọi là Gà Sao chúng theo bầy đàn còn gọi là quần thể Gà Sao rất thích bay khi di chuyển và thường xuyên kêu rất to, vui tay nên được một số người dân nuôi dưỡng thuần hóa trong gia đình từ rất lâu để làm gà kiểng, trong chăn nuôi tập trung gà sao vẫn còn giữ một số tính năng hoang dã: nhút nhát dễ sợ hãi, cảnh giác và bay giỏi như chim.
Những năm gần đây được người tiêu dùng ưa thích vì thịch gà rất thơm ngon và bổ dưỡng, nhát là giới thượng khách coi đây là món đặc sản chủ yếu phục vụ ở các nhà hàng quán ăn sang trọng ở Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh.

Gà Sao trưởng thành con trống nặng từ 1,2- 1,4kg/con, con mái nâng từ 1-1,2kg/con, có đặc điểm chân màu vàng, mỏ vàng, thường đẻ theo mùa (từ đầu mùa mưa đến cuối mùa mưa). Qua nhiều năm nuôi dưỡng và nghiên cứu đến nay trại đã lai tạo được giống gà sao mới (Đó là gà sao ở địa phương lai với giống Gà Sao có nguồn từ nước ngoài). Giống gà này có nhiều ưu điểm như dễ nuôi, tỉ lệ nuôi sống cao mau lớn, đẻ sai so với các giống gà sao khác. Gà chịu được nhiệt độ cao nuôi phù hợp nhất với các tỉnh Nam Trung Bộ trở vao nam, nhất là đồng bằng Sông Cửu Long và các tỉnh Đông Nam Bộ.

II. KỸ THUẬT NUÔI:

Về chuồng trại:

- Chuồng trại cất nơi cao ráo thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ có thể sử dụng chuồng heo, bò, thỏ, gà vịt khác .. Nuôi quản lý theo hướng công nghiệp nghiệp hoặc bán công nghiệp.

- Mật độ nuôi 5 – 7 con/ m2 đối với gà thịt. Từ 2 -3 con đối với gà giống đẻ nhưng phải có sân cát hoặc vườn để gà vận động và tắm nắng.
Về kỹ thuật ấp nở và chăm sóc:

- Ở tự nhiên Gà Sao đẻ và tự ấp trứng nhưng hiệu quả không cao vì gà không biết chăm sóc con như gà ta, hiện nay trại ấp trứng bằng tủ ấp công nghiệp tự chế chuyên dùng cho Gà Sao, sau 26-28 ngày gà nở đưa vào lòng úm nhiệt độ trung bình từ 33-350C sau đó giảm dần giờ úm theo thời gian gà lớn dần.

Thức ăn:

- Gà Sao rất dễ nuôi có thể sử dụng các loại thức ăn công nghiệp của các hãng thức ăn sản xuất chuyên dùng cho gà lai thả vườn đồng thời bổ sung phụ phẩm nông nghiệp như lúa, bắp, cám, đậu nành, đậu xanh……Đặc biệt gà sao thích ăn rau xanh như : lục bình, rau muống, cỏ….
- Tỉ lệ tiêu tốn thức ăn: 2.80 kg thức ăn?\/1 kg thịt.

Nước uống:

- Cho gà uống nước sạch được xử lý hoặc được lắng lọc có thể pha thêm các chất điện giải như: Electroleyt, vitamin C hoặc ADE, Bcomlex….để tăng sức đề kháng và chống stress cho gà khi thời tiết thay đổi, hoặc chuyển chuồng………

Phòng trị bệnh:

- Gà Sao có kháng thể rất tốt ít dịch bệnh, qua thời gian nuôi theo dõi và nghiên cứu đến nay chưa ghi nhận gà nhiễm các bệnh do virus như Newcaxơn (dịch tả), đậu gà, Gumboro. Đặc biệt qua nhiều năm gần đây dịch cúm gia cầm xảy ra nhưng chưa ghi nhận gà nhiễm bệnh cúm. Hiện nay, gà sao chưa có trong danh mục gia cầm phải tiêm ngừa bắt buột do người chăn nuôi không nên chủ quan

- Gà thường mắc một số bệnh về đường ruột như: Salmonella (thương hàn), Ecoli, cầu trùng…..

Thuốc phòng trị bệnh

- Sử dụng các loại kháng sinh thông hường để trị cho gà như tetracoli, ampicoli… Nhưng khi sử dụng phải tuân thủ liều lượng ghi trên nhãn bao bì của hảng sản xuất thuốc và sử dụng khi thật sự cần thiết.

- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại theo định kỳ, phun thuốc tiêu độc, sát trùng chuồng trại thường xuyên đồng thời có sổ theo dõi quá trình nuôi theo quy định của nghành thú y địa phương.

III/ HIỆU QUẢ KINH TẾ

- Gà Sao có giá trị kinh tế cao, hiện nay gà thịt thương phẩm giá từ 100.000 – 120.000đ/kg.Gà hậu bị giống 90 ngày tuổi giá 200.000đ/con, gà con giá 30.000đ/con – 40.000đ/con.

Đây là một mô hình chăn nuôi bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu ở địa bàn nông thôn. Đồng thời đây cũng là mô hình mới mang tính khả thi có thể nhân rộng trong thời gian tới góp phần đa dạng hóa vật nuôi đẩy mạnh việc phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình kinh tế trang trại vừa và nhỏ.

Hai giống gà được công nhận “Thương hiệu Việt”


Tỉnh Tiền Giang có hai giống gà vừa được Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam cấp giấy chứng nhận “Thương hiệu Việt”. Đó là giống gà sao Hai Lực của ông Trần Văn Lực, xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo và giống gà ta Gò Công của Hợp tác xã chăn nuôi và thủy Sản, phường 3, thị xã Gò Công.

Tuy hai giống gà này mới xuất hiện trên thị trường, nhưng do chất lượng tốt và “sạch bệnh”, nên rất được ưa chuộng. Hiện tại, gà sao Hai Lực bán thịt với giá 120.000 đồng/kg, gà giống 50.000 đồng/con. Mô hình nuôi gà sao của ông Trần Văn Lực còn được Bộ Khoa học-Công nghệ tặng danh hiệu “Thương hiệu xanh” năm 2009. Riêng giống gà ta Gò Công được lai tạo từ gà nồi thả vườn và gà lương phượng nuôi theo kiểu bán công nghiệp. Loại gà này tăng trọng nhanh, đẻ sai và thịt rất ngon. Hiện Hợp tác xã chăn nuôi và thủy sản thị xã Gò Công bán gà thịt với giá từ 50.000 đồng- 60.000 đồng/kg; gà giống bán giá 10.000 đồng/con.

Thời gian gần đây, gà ta Gò Công và gà sao Hai Lực rất hút hàng, cung không đủ cầu, mặc dù ông Lực và các hộ chăn nuôi ở huyện Chợ Gạo đã phát triển đàn gà sao lên hơn 20.000 con./.

Theo TTXVN

Gà ta Gò Công

Sau thời gian mày mò, nghiên cứu, ông Nguyễn Quốc Kiệt - Chủ nhiệm Hợp tác xã chăn nuôi thủy sản Gò Công (phường 3, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang) - vừa cho lai tạo thành công giống "gà ta Gò Công".

Gà ta Gò Công do ông Kiệt lai tạo có nhiều ưu điểm được nông dân chọn để nuôi thương phẩm là: có sức kháng bệnh cao, dễ nuôi, khả năng tăng trọng khá, thịt ngon, ít mỡ dưới da và đẻ trứng sai (đẻ 180 trứng/năm).

Ông Nguyễn Quốc Kiệt cho biết để lai được giống gà ta Gò Công, ông cho loại gà ta (gà tàu thả vườn) lai với giống gà Rhode (gà nước Anh), nở ra giống gà F1 là: Rhoderi. Sau đó gà F1 Rhoderi được lai với gà nòi Gò Công ra loại gà giống F2 gọi là gà ta Gò Công. Các con giống bố mẹ, ông chọn cho lai tạo phải thật tốt, đảm bảo độ thuần 100%.

Hiện nay, mỗi tháng ông Nguyễn Quốc Kiệt và các xã viên của Hợp tác xã sản xuất được hơn 100.000 con gà giống gà ta Gò Công. Với uy tín và chất lượng giống đạt khá cao, nên số gà giống này ra đời đều không đủ phục vụ nhu cầu nuôi của nông dân các nơi, với giá mỗi con giống là 12.000 đồng/con.

Ông Nguyễn Quốc Kiệt cũng cho biết: lượng gà thương phẩm "gà ta Gò Công" nông dân địa phương nuôi với hình thức bán công nghiệp. Ngoài thức ăn, lúa gạo thì loại gà này có thể ăn rau cỏ nên tiết kiệm chi phí. Đầu ra của gà thịt rất thuận lợi, hiện tại Hợp tác xã có 3 công ty ở thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai đến hợp đồng thu mua. Hiện tại ông Nguyễn Quốc Kiệt đã đến các cơ quan hữu quan làm thủ tục đăng ký thương hiệu cho giống "gà ta Gò Công"

Một số hình ảnh về lò ấp vịt Bảy Phong


Trại cừ Tràm Anh Thư (Tên của lò Ấp Vịt 7 Phong cũ) tọa lạc tại Ấp chợ mới, xã Long Hòa, Thị Xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang (gần bến xe mới).

Tại đây chuyên mua bán các loại trứng gia cầm sạch. Đặc biệt, tại đây có bán loại giống gà chuyên thịt với thương hiệu nổi tiếng "GÀ TA GÒ CÔNG".


Bầy vịt siêu trứng

Một số chú ý khi chăn nuôi gà trong mùa nóng


Nhiệt độ nóng làm gà đẻ trứng kém ăn cùng với việc giảm năng xuất trứng cũng như khối lượng trứng, đối với gà nuôi thịt thì giảm trọng và tỷ lệ nuôi sống thấp, do vậy để hạn chế tối đa ảnh hưởng của nhiệt độ nóng, khi cho ăn cần chú ý một số điểm sau:

Cho ăn riêng canxi: Điều này giúp tăng đáng kể lượng thức ăn ăn vào cũng như mức canxi tiêu thụ, đồng thời giúp cải thiện đáng kể sản lượng trứng và chất lượng vỏ trứng.

Nhiệt cơ thể tăng 7-12% sau 2 giờ cho ăn và trao đổi chất của thức ăn ăn vào làm tăng phần lớn nhiệt độ cơ thể. Vì vậy nên cho gà ăn vào lúc mát ban đêm và nghỉ vào ban ngày.

Cung cấp thoải mái nước mát và sạch. Tăng lượng nước cũng như máng uống. Đường ống dẫn nước và bể nước có thể xây ngầm hoặc có mái cách nhiệt để giữ cho nước càng mát càng tốt vì nước mát sẽ giúp cho gà hạ thấp được nhiệt độ trong cơ thể.

Thay thế năng lượng trong thức ăn bằng năng lượng của chất béo là một cách để hạn chế sản sinh nhiệt vì sự giải phóng nhiệt từ tiêu hóa và trao đổi chất của tinh bột cao hơn xấp xỉ 30% so với chất béo.

Chuồng trại: Mái nhà phản chiếu hoặc có tấm chống nóng dưới mái là những phương pháp đơn giản nhưng có hiệu quả. Bốc hơi làm lạnh, phun sương cho gà rất có lợi ngay cả trường hợp khí hậu ẩm.

Giảm mật độ gà góp phần làm tỏa nhiệt từ cơ thể gà dễ dàng hơn.

Thêm vào nước uống 0.25% muối làm tăng lượng nước uống vào và cũng có ích cho đàn gà.

Bổ sung thêm vitamin C với liều 200 ppm vào nước uống.

Hiện tượng thở gấp làm mất CO2 và carbon có liên quan tới thải photpho. Vì vậy thêm muối carbonat vào thức ăn và nước uống là rất cần thiết ở nhiệt độ cao.

Bổ sung thêm D,L- methionine làm tăng khả năng tiêu hóa thức ăn trong điều kiện nóng.

Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt


- Quây úm gà:

+Dùng cót ép cao 45cm quây tròn có đường kính 2-3m (tuỳ thuộc số lượng gà).

+Vệ sinh và khử trùng chuồng nuôi bằng thuốc sát trùng.

- Độn chuồng: Trước khi đưa gà vào rải 1 lớp độn chuồng bằng phơi bào, trấu, rơm chặt nhỏ dày 5-10cm.

- Dụng cụ sưởi ấm

+Có thể làm chụp sưởi bằng bóng điện có chao công suất 100 W.

+Bếp dầu, bếp than, bếp củi (chú ý thông khí độc).

- Máng ăn, máng uống:

+Máng ăn, máng uống được bố trí sẵn và đặt xen kẽ nhau trong quây.

+Nếu dùng khay ăn có kích thước 60 x 70 cm hoặc mẹt tre có đường kính 50cm thì bố trí 2 chiếc/100 con.

+Nếu dùng máng uống 1 lít hoặc chai nhựa tự tạo thì bố trí 2-3 chiếc/100 con.

Yêu cầu kỹ thuật khi nuôi úm gà con

- Mật độ gà trong quây: Thả gà trong quây dưới chụp sưởi với mật độ 25 con/1m2, tránh cho gà bị lạnh, nới rộng dần quây theo tuổi gà và điều kiện thời tiết. Mùa hè thu sau 2-3 tuần, mùa đông xuân sau 3-4 tuần thì bỏ quây.

- Thức ăn: Yêu cầu có hàm lượng dinh dưỡng cao, thức ăn đã trộn không để quá 5 ngày, cho ngô nghiền trong ngày đầu để tiêu túi lòng đỏ, cho gà ăn tự do cả ngày và đêm.

Mỗi ngày cho gà ăn 4 - 6 lần, mỗi lần bổ sung thức ăn mới cần sàng thức ăn cũ để loại bỏ chất độn và phân lẫn vào thức ăn.

- Nước uống: Cho uống nước sạch, nên pha thêm vitamin C, B và đường glucoza.

- Chế độ chiếu sáng: Cung cấp đủ ánh sáng để gà ăn và uống.

- Sưởi ấm: Điều chỉnh dụng cụ sửoi ấm tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường và nhiệt độ của gà, thường xuyên quan sát đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ trong quây cho thích hợp.

+ Gà chụm lại dưới chụp sưởi là bị lạnh.

+ Gà tản xa chụp sưởi là bị nóng.

+ Gà tản đều trong quây là đủ nhiệt.

Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng gà thịt từ 7 tuần tuổi đến xuất bán

Thức ăn và cách cho ăn

- Thức ăn: Đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng, tận dụng nguyên liệu thức ăn sẵn có trong gia đình để giảm chi phí.

Cải thiện nguồn thức ăn trong vườn chăn thả như nuôi giun đất để tạo thêm nguồn thức ăn giàu đạm.

- Các bước tiến hành nuôi giun: Đào hố ở góc vườn có diện tích tối thiểu 1,0m2, độ sâu 0,5m. Rải từng lớp rơm dạ hoặc mùn cưa trộn lẫn phân gia súc đã ủ hoai mục dày 10-15cm. Rải thêm cám gạo và đất có phân giun hoặc một số giống giun quế giữa các lớp. Đậy lớp nilon hoặc gỗ mỏng phía trên cùng. Tưới nước hàng ngày giữ ẩm cho hố nuôi giun. Sau 1,5-2 tháng lấy giun cho gà ăn.

- Chế độ ăn: Cho gà ăn kết hợp với khả năng tự kiếm mồi để giảm chi phí.

- Cách cho ăn: Buổi sáng nếu trời không mưa và ấm áp thì thả gà ra vườn để tự kiếm mồi. Gần trưa cho gà ăn thêm thức ăn. Buổi chiều cho gà ăn no trước khi vào chuồng.

Quản lý đàn gà

- Quan sát, theo dõi đàn gà hàng ngày khi cho ăn.

- Hàng ngày quan sát đàn gà và có biện pháp xử lý kịp thời nếu thấy gà ăn uống kém hoặc có hiện tượng khác thường.

- Cần có sổ sách và ghi chép đầy đủ số liệu về các chi phí đầu vào (giá giống, lượng thức ăn tiêu thụ, thuốc thú y...) hàng ngày.

Vệ sinh phòng bệnh

- Để đảm bảo đàn gà khoẻ mạnh, chuồng nuôi, vườn chăn thả phải thường xuyên được vệ sinh sát trùng.

- Phòng bệnh cho đàn gà theo lịch.

Lưu ý trong chăn nuôi gà thịt

Nên lựa chon thời điểm bắt đầu nuôi để có sản phẩm bán được giá (như dịp lễ tết, mùa cưới).

Lịch tiêm phòng

Tuổi

Văcxin và thuốc phòng bệnh

Cách sử dụng

1-4 ngày đầu

Thuốc bổ như vitamin B1, B-Complex

Cho gà uống

5 ngày tuổi

Văcxin Gumboro để phòng bệnh Gumboro (lần 1)

Nhỏ vào mắt, mũi

7 ngày tuổi

Văcxin Lasota lần 1

Văcxin Đậu gà

Nhỏ vào mắt, mũi

Chủng vò màng cánh

10 ngày tuổi

Văcxin Cúm gia cầm lần 1

Tiêm dưới da cổ

15 ngày tuổi

Văcxin Gumboro để phòng bệnh Gumboro (lần 2)

Nhỏ vào mắt, mũi

25 ngày tuổi

Văcxin Lasota lần 21

Kết hợp phòng bệnh đường ruột bằng kháng sinh theo liều hướng dẫn

Nhỏ vào mắt, mũi

Trộn vào thức ăn tinh

40 ngày tuổi

Văcxin Cúm gia cầm lần 2*

Tiêm dưới da cổ

2 tháng tuổi

Văcxin Niu-cat-sơn hệ 1 để phòng bệnh gà Rù

Tiêm dưới da

1-3 tháng tuổi

Thuốc phòng bệnh cầu trùng

Cứ mỗi tuần cho uống 2 ngày theo hướng dẫn

2 tháng tuổi

Văcxin phòng bệnh tụ huyết trùng

Tiêm dưới da

2 tháng tuổi và 5 tháng tuổi

Tẩy giun